Nhà sang Hệ thống đại lý
NHÀ SANG Tòa nhà King Palace, số 100 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
096 889 0550 - 093 636 8797 Giờ mở cửa: 8 AM
Giờ đóng cửa: 18 PM
Dự án Các dự án tiêu biểu

Đặc Điểm Của Các Lớp Phủ Ván Gỗ Công Nghiệp Nội Thất

10/10/2023Tin tức 69
Share on:

Để làm cho ván gỗ công nghiệp bền và đẹp hơn thì các nhà sản xuất gỗ nội thất đã dán lớp phủ ván gỗ công nghiệp. Các lớp phủ phổ biến được sử dụng hiện nay là Laminate, Melamine, Veneer và Acrylic. Ưu – nhược điểm những lớp phủ này như thế nào, ứng dụng ra sao? Trong bài viết này, Nhà Sang sẽ đưa ra các thông tin chi tiết nhất giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Đặc Điểm Của Các Lớp Phủ Ván Gỗ Công Nghiệp Nội Thất

Các loại lớp phủ ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ván gỗ công nghiệp là gỗ ép nên có tính hút ẩm và bề mặt thô, không đa dạng màu sắc. Vì vậy, để những loại ván gỗ công nghiệp này có thể đưa vào sử dụng, người ta phải dán lên nó một lớp phủ bề mặt có tính thẩm mỹ cao phù hợp với sở thích của người sử dụng, bảo vệ gỗ khỏi các tác động của độ ẩm. Sau đây là 4 loại lớp phủ được sử dụng nhiều nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

>> Xem thêm: Sàn Gỗ Văn Phòng Nên Dùng Loại Nào Thì Tốt?

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Melamine là chất liệu nhựa tổng hợp. Trên thực tế thì đây là lớp giấy trang trí được phủ keo melamine (có công thức hóa học là C₃H₆N₆) dày từ 0.4 – 1 rem.

Melamine là một loại nhựa cứng nên khi được dán lên gỗ có khả năng giúp chống xước, chống chống cháy do giải phóng khí nitơ khi bị đốt. Nó cũng có thể được tạo ra với nhiều màu sắc nên cực kỳ linh hoạt trong các ứng dụng khác nhau.

Lớp giấy décor trang trí  phủ melamine sẽ được dán lên ván gỗ ván dăm Okal hoặc ván mịn như MDF.

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Đặc Điểm Của Các Lớp Phủ Ván Gỗ Công Nghiệp Nội Thất

Ưu điểm

  • Giá rẻ nhất
  • Quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản
  • Sử dụng nhiều trong thi công nội thất

Nhược điểm

  • Màu sắc không sắc nét, mịn do lớp cốt gỗ không có bề mặt mịn.
  • Khó uốn cong
  • Chịu lực, chống mài mòn kém hơn các bề mặt laminate, Acrylic

Ứng dụng

Melamine được ứng dụng vào nội thất gia đình, văn phòng, không gian công cộng như bàn ghế, giá kệ…

Lớp phủ ván gỗ công nghiệp bề mặt Laminate

Laminate cũng là lớp phủ ván gỗ gỗ công nghiệp tương tự như lớp phủ melamine cao cấp hơn. Độ dày lớp phủ từ 0.5 – 1mm. Độ dày được sử dụng phổ biến nhất là 0.7 – 0.8mm. Đây là một vật liệu tổng hợp hoàn thiện được tạo ra ra bằng cách ép các lớp mỏng giấy phẳng và nhựa dẻo lại với nhau. Lớp laminate sử dụng để dán lên bề mặt ván gỗ ép, ván dăm MDF, HDF, tấm ốp tường, đồ nội thất bằng gỗ.

Ưu điểm

  • Đa dạng màu sắc, mẫu mã, tính thẩm mỹ cao

  • Có độ bền cao, chống xước, chống mài mòn tốt

  • Một số dòng có khả năng uốn cong để tạo hình cho vật liệu

  • Chống thấm nước, chống cháy, chịu lực tốt hơn chất liệu melamine, dễ dàng vệ sinh

  • Phù hợp với mọi không gian từ bình dân đến cao cấp

Nhược điểm

Giá cao hơn chất liệu melamine do quy trình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại.

Ứng dụng

Là một vật liệu chất lượng cao nên laminate được sử dụng cho các sản phẩm gỗ nội thất từ nơi công cộng, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trường học …

Lớp phủ ván gỗ công nghiệp bề mặt veneer

Lớp phủ veneer là lớp gỗ tự nhiên nguyên tấm có độ dày từ 0.3 – 0.6mm. Các loại gỗ được sử dụng đó là các loại gỗ tốt hoặc gỗ có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp như gỗ giáng hương, gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ chiu liu, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ xoan đào … trên bề mặt của tấm gỗ veneer được mài nhẵn và sơn phủ một lớp sơn UV hoặc PU có khả năng chống nước, chống ẩm, chống bạc màu.

Lớp gỗ veneer này sẽ được dán lên bề mặt của tấm ván gỗ công nghiệp như ván dăm hoặc tấm ván gỗ plywood bằng loại keo chuyên dụng giúp cho ván gỗ công nghiệp có vẻ đẹp tự nhiên như tấm ván gỗ tự nhiên nguyên thanh đắt tiền.

Cách làm này giúp nhà sản xuất đồ gỗ nội thất tạo ra các sản phẩm đẹp với chi phí thấp hơn nhưng lại ít được sử dụng hơn các bề mặt như laminate, melamine hoặc acrylic.

Ưu điểm

  • Vân gỗ tự nhiên, đẹp mắt, tạo cảm giác sang trọng như sử dụng gỗ thật.
  • Có khả năng đàn hồi, ít cong vênh

Nhược điểm

  • Không chịu được nước, khi lau chùi không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc giẻ lau còn ướt sũng nước
  • Màu sắc không đa dạng, chịu lực vừa phải, dễ phai màu

Ứng dụng

Do không có khả năng uốn cong nên ván gỗ công nghiệp bề mặt veneer chủ yếu sử dụng làm đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế, giá kệ sử dụng trong nhà ở, văn phòng … làm vách ngăn.

Lớp phủ ván gỗ công nghiệp bề mặt Acrylic

Acrylic hay còn gọi là Mica là một sản phẩm nhân tạo được tổng hợp từ dầu mỏ. Đây là lớp phủ gỗ công nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay. Tấm acrylic có nhiều màu sắc được dán trên tấm ván gỗ dăm MDF, HDF và hàn kín các góc mới. Kết quả thu được là lớp bề mặt có độ bóng cao, phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung.

Ưu điểm

  • Bề mặt có độ sáng bóng cao, có chiều sâu
  • Chống trầy xước tốt, không bám bụi nên dễ dàng lau chùi
  • Không thấm nước nên bảo vệ cốt gỗ, không cong vênh, không mối mọt
  • Đa dạng màu sắc, thường có màu sắc đơn sắc, phù hợp với mọi sở thích của người tiêu dùng
  • Có độ bền cao, phù hợp với những không gian có độ ẩm lớn như nhà bếp, phòng tắm.

Nhược điểm

  • Giá cao do sử dụng máy móc hiện đại.
  • Không phù hợp với các công trình có thiết kế cổ điển, thiết kế tân cổ điển.

> Xem thêm: Có Nên Lát Gỗ Cho Phòng Ngủ Của Bé? Tiêu Chí Lựa Chọn Ván Sàn Chính Xác Nhất

Đặc Điểm Của Các Lớp Phủ Ván Gỗ Công Nghiệp Nội Thất

Lớp phủ sàn gỗ công nghiệp bề mặt Acrylic

Sự lựa chọn lớp phủ phù hợp

Yếu tố quyết định

Sự lựa chọn của lớp phủ trên ván gỗ công nghiệp nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ, bền bỉ và phù hợp với môi trường sử dụng. Dưới đây là những yếu tố quyết định mà bạn cần xem xét khi chọn lớp phủ phù hợp:

  • Xác định nơi ván gỗ sẽ được sử dụng. Điều này sẽ giúp xác định lớp phủ cần có tính năng chống nước, chống ẩm, và chống tác động của thời tiết.
  • Mục đích sử dụng. Cần xác định mục đích sử dụng của ván gỗ, ví dụ như làm nội thất, sàn, trần, hoặc các ứng dụng đặc biệt khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu về độ cứng, độ bám dính, và tính năng bảo vệ.
  • Tính thẩm mỹ. Lớp phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra vẻ ngoài của ván gỗ. Chọn lớp phủ phù hợp với phong cách và màu sắc của không gian.
  • Ngân sách: Xác định ngân sách sẽ giúp bạn chọn lớp phủ có chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp với tài chính.

Kỹ thuật lắp đặt và bảo dưỡng

  • Để đảm bảo tính bền bỉ của lớp phủ ván gỗ công nghiệp cần thực hiện đúng kỹ thuật. Điều này bao gồm chuẩn bị bề mặt, sử dụng chất kết dính phù hợp và đảm bảo tính đồng đều của lớp phủ.
  • Để kéo dài tuổi thọ của ván gỗ, việc bảo dưỡng đúng cách là rất quan trọng.
  • Hãy sử dụng các sản phẩm vệ sinh và bảo dưỡng được khuyến nghị bởi nhà sản xuất và tuân thủ các hướng dẫn cụ thể.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Nhà Sang về đặc điểm các lớp phủ ván gỗ công nghiệp nội thất. Hi vọng bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định để chọn lựa sàn gỗ phù hợp cho nhà mình. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Nhà Sang để được tư vấn hỗ trợ!

LIÊN HỆ VỚI NHÀ SANG

  • VP/Showroom: Tầng 2, Số 100 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Hotline: (+84) 93 636 8797 – (+84) 96 889 0550

  • Email: nhasanghn@gmail.com

  • Website: https://nhasangplus.vn

TOP